Chút tản mát miền Tây
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Hari Won phản ứng khi Trấn Thành bị ‘mắng vốn’ trên truyền hình
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Quang Hải hóa ‘phi hành gia’ ngày sinh nhật, Hoàng Đức đón hạnh phúc riêng
Báo cáo về kết quả kinh doanh Tết Ất Tỵ, ông Lê Trường Sơn - Phó tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op - cho biết trong 8 tuần kinh doanh Tết, toàn hệ thống phân phối của Saigon Co.op bao gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife, Sense City, SenseMarket đã đón tiếp hơn 100 triệu lượt khách đến tham quan và mua sắm với doanh số cán mức gần 7.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, mùa kinh doanh Tết năm nay cũng ghi nhận sự tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến Co.op Online, đạt 120% so với kế hoạch đặt ra. Giỏ quà Tết được Saigon Co.op phân phối ra thị trường thông qua 800 điểm bán trực tiếp và chương trình "Gắn kết tình thân - Tết xa thêm gần" trên kênh mua sắm trực tuyến, đã có mức doanh số vượt xa kỳ vọng, đạt 120%.Song song đó, Tết Ất Tỵ 2025, Saigon Co.op tổ chức gần 200 chuyến bán hàng lưu động đưa hàng bình ổn giá đến phục vụ các khu công nghiệp - khu chế xuất và vùng sâu vùng xa. Saigon Co.op phối hợp cùng các cơ quan ban ngành đoàn thể mang Tết đến với các chiến sĩ Lữ đoàn vùng 4 hải quân Cam Ranh trong chương trình "Mang yêu thương về biển đảo"; cùng TƯ Hội Chữ thập đỏ tổ chức "Chợ Tết 0 đồng" tặng hơn 8.000 phần quà Tết cho các gia đình chính sách với kinh phí hơn 2,8 tỉ đồng. "Chuyến xe hạnh phúc lần 3" lăn bánh trước thời khắc giao thừa, đưa 900 người lao động từ TP.HCM và Hà Nội về quê đón Tết tại 30 tỉnh thành trên toàn quốc. Saigon Co.op tích cực thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa: thăm và tặng quà đến các mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ các chương trình Tết của cơ quan ban ngành đoàn thể và các tổ chức từ thiện xã hội…Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM gửi lời chúc Tết đến tập thể, cán bộ nhân viên Saigon Co.op. Ông Phương đánh giá cao kết quả kinh doanh của Saigon Co.op mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, đây cũng là tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Phương gửi lời chúc Saigon Co.op đạt được nhiều thành công trong năm mới.Vui lòng quét QR code để trải nghiệm:
Thiết bị có kích thước tương đương viên thuốc con nhộng, trọng lượng chỉ 2 g, được đưa vào tim qua ống thông từ tĩnh mạch đùi để điều trị rối loạn nhịp tim chậm. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật tiên tiến này được thực hiện tại Bệnh viện Gia An 115.Qua khai thác bệnh sử, ông N.V.T (86 tuổi, ngụ huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trào ngược dạ dày thực quản và gout. Thỉnh thoảng, ông cảm thấy mệt, xuất hiện cơn đau ngực và từng có nhiều lần ngất không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, ông không mấy để tâm, cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của tuổi già. Giữa tháng 2.2025, do mệt mỏi, ăn kém và đau ngực nhiều hơn, ông mới đến khám tại một bệnh viện địa phương và phát hiện bị rối loạn nhịp tim chậm. Để thăm khám và điều trị chuyên sâu với chuyên gia tim mạch, người thân đã đưa ông đến khám tại Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM).Sau khi thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán ông N.V.T bị nhịp xoang chậm - một dạng rối loạn nhịp tim chậm làm tăng nguy cơ suy tim, ngừng tim đột ngột và hình thành cục máu đông khiến người bệnh có thể đột quỵ, đột tử bất cứ lúc nào.Sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh, chuyên gia tim mạch bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang - Phó giám đốc khối Nội kiêm Trưởng khoa Nội Tim mạch - Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tim không dây siêu nhỏ qua ống thông (TPS) cho bệnh nhân. Thiết bị được đưa trực tiếp vào buồng thất phải của người bệnh bằng ống thông từ tĩnh mạch đùi, không cần tới dây dẫn. Ca can thiệp chỉ kéo dài 30 phút, giúp nhịp tim người bệnh duy trì ổn định ngay sau can thiệp. Chỉ một ngày sau can thiệp, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị nội khoa các bệnh lý nền và đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang, hiện nay có 3 loại máy tạo nhịp tim: Máy tạo nhịp một buồng tim, hai buồng tim và máy tạo nhịp không dây. Trong đó, máy tạo nhịp không dây là công nghệ tiên tiến nhất. Với thiết kế nhỏ gọn (0,8 cc), trọng lượng chỉ 2 g, thiết bị này nhẹ hơn 93% so với máy tạo nhịp tim thông thường (28 g).Không giống như máy tạo nhịp tim truyền thống, thiết bị không cần dây điện cực hay bộ phận đặt dưới da, nhờ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng túi máy, tụ máu hay gãy dây điện cực - những biến chứng thường gặp khi người bệnh sử dụng máy tạo nhịp có dây. Thiết bị sử dụng 4 móc nitinol tự bung để gắn vào mô tim, giúp cố định chắc chắn, tín hiệu điện tim duy trì ổn định với tuổi thọ máy lên đến 12 năm. Thiết bị cũng có khả năng tự điều chỉnh nhịp tim theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, giúp người bệnh duy trì thể trạng tốt hơn. Bác sĩ Dương Duy Trang cho biết, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim chậm, như: Quá trình lão hóa, mắc bệnh lý về tim như bệnh mạch vành, viêm cơ tim, suy tuyến giáp, suy nút xoang… Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp cũng có thể gây nên tình trạng nhịp tim chậm. Rối loạn nhịp tim chậm khi ở mức độ nhẹ thường ít có triệu chứng, do đó người bệnh rất khó phát hiện. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát bệnh lý tim mạch vì thế có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng làm tăng nguy cơ biến chứng suy tim, đột quỵ, đột tử...
Tài sản các tỉ phú đô la vẫn tăng mạnh
Hoàng Đức đã bị đau gối trong chiến thắng 2-1 của CLB Ninh Bình trước CLB Đồng Tháp ngày 9.2, buộc các bác sĩ phải vào sân chăm sóc và được HLV Nguyễn Việt Thắng thay ra ở phút 89.Rất may là chấn thương của Hoàng Đức không quá nặng. Bản thân anh cho biết vết đau đã dịu đi trong buổi tối cùng ngày. Đến hôm nay, Hoàng Đức vẫn cùng CLB Ninh Bình vào TP.HCM, di chuyển xuống Bình Dương đóng quân chuẩn bị cho trận đại chiến với CLB Bình Phước ở vòng 9 giải hạng nhất quốc gia ngày 15.2 tới.Cũng trong hôm nay 11.2, Hoàng Đức đã được bác sĩ CLB Ninh Bình đưa đi chụp cộng hưởng từ ở TP.HCM để đánh giá rõ hơn mức độ chấn thương. Rất may là kết quả đọc phim cho thấy khớp gối phải của tiền vệ này hoàn toàn bình thường.Điều này đồng nghĩa nhạc trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có thể cùng CLB Ninh Bình hướng đến chuyến làm khách cực kỳ quan trọng trên sân Bình Phước.Vào lúc này, CLB Ninh Bình đang dẫn đầu giải hạng nhất quốc gia 2023 - 2024 với 21 điểm tuyệt đối sau 7 trận, trong khi CLB Bình Phước xếp ngay phía sau với chỉ 1 điểm kém hơn (đã đá 8 trận).Điều này đồng nghĩa kết quả trận cầu "6 điểm" ngày 15.2 tới sẽ quyết định ngôi đầu, hoặc CLB Ninh Bình tạo ra khoảng cách an toàn để hướng đến ngôi đầu lượt đi, hoặc CLB Bình Phước sẽ chiếm ngôi đầu nếu giữ lại trọn vẹn 3 điểm.Trong hoàn cảnh đó, việc Hoàng Đức sẵn sàng ra sân sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp đội khách Ninh Bình thêm tự tin để cùng CLB Bình Phước tạo ra màn so tài đỉnh cao ở vòng 9 này.